Thứ sáu, 19/04/2024 - 15:23|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Lộc Ninh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI THAM LUẬN HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC - NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019-2020.

Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa đại hội!

Lời đầu tiên tôi xin kính chúc các quý vị đại biểu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên,nhân viên nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt thành tích cao trong công tác! Sau đây tôi xin trình bày tham luận NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG

        Như chúng ta đã biết, trong các hoạt động nhà trường , hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trongnhững hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ CM; Nó góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên; đồng thời nó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan tâm. Để sinh hoạt chuyên môn tổ  trong nhà trường hiệu quả, tránh hình thức Tôổ  CM 4 chúng  tôi đã tập trung chú ý những vấn đề sau:

 

I. Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ:

- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ.

- Kế hoạch chuyên môn bám sát kế hoạch của nhà trường. Đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Kế hoạch cụ thể, chi tiết theo từng tuần, tháng, học kì và năm học.

- Triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ theo đúng kế hoạch.

- Có kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng tuần, tháng, học kì và năm học.

- GV trong tổ  theo dõi kế hoạch của tổ và xây dựng kế hoạch cá nhân.

        - Dưới sự chỉ đạo của nhà  trường TCM 4 đ ã xây dựng kế hoạch chi tiết, chú trọng đến công tác sinh hoạt tổ chuyên môn, đảm bảo mỗi học kỳ có 2 lần sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và 2 lần  sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề; 

1.  Đối với Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề

Với ý nghĩa  Xây dựng TCM thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho GV, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn. Tổ chúng tôi đã xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn

- Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề bám sát vào định hướng đổi mới PPDH, KTĐG và có tính khả thi.

        - Phân công giáo viên nghiên cứu và báo cáo chuyên đề, quy trình nghiên cứu chuyên đề ở TCM cần trải qua ba giai đoạn: lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, phân tích và ứng dụng thực tiễn.

        - Để các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn được thuận lợi, khả thi và tranh thủ được các nguồn lực cần thiết từ nhà trường, TCM chúng tôi xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt ngay từ đầu năm học.

        Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề phải được trình bày rõ ràng về thời gian (tháng, ngày, giờ), nội dung (mục tiêu, chủ đề, hình thức, tài liệu), nhân lực (người phụ trách, người thực hiện, người hỗ trợ), địa điểm, thành phần tham dự,…

        * Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả; tổ 4 chúng tôi đã thực hiện  thiết kế các hoạt động một cách rõ ràng cụ thể  theo 3 bước:

        Bước 1: Công tác chuẩn bị

        Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề

        Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề

        - TTCM đánh giá những ưu điểm và tồn tại của chuyên đề, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy.

        2 V Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)

Với  Mục đích Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.

       - Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.

          *. Việc sinh hoạt  tổ chuyên môn (TCM) dựa trên NCBH  được chúng tôi tiến hành thực hiện theo chu trình 4 bước

   Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu          

        Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa (BGMH) và dự giờ

        Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về BGMH

        Bước 4: Áp dụng

        Trên cơ sở BGMH các giáo viên cần nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.

        -*Tóm lại: Để công tác SHCM đạt chất lượng cao, hơn ai hết  mỗi  một  giáo  viên cần chủ động tìm tòi, sáng tạo. yêu cầu tất cả giáo viên trong tổ phải tham gia SHCM, phối hợp với nhau khi soạn bài, thực hiện dạy bài học nghiên cứu và báo cáo chuyên đề; xây dựng, phát huy vai trò của GV, từ đó xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập.

  Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý bậc phụ huynh, thưa toàn thể hội nghị!

    Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi đến quý vị đại biểu, quý phụ huynh, quý thầy cô lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!

    Kính thưa hội nghị, qua nghe báo cáo kế hoạch năm học 2019 – 2020 do Đ/C Bí thư chi bộ, HT nhà trường trình bày, bản thân tôi hoàn toàn nhất trí với các chỉ tiêu, biện pháp mà báo cáo đã nêu.

    Để minh họa thêm một số vấn đề cần quan tâm trong năm học 2019 -2020 tôi xin trình bày tham luận: ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI.

Kính thưa quý vị!

 Sở dĩ nói việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là một việc làm rất cần thiết vì nó đáp ứng yêu cầu, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

   Những năm gần đây, việc thực hiên PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá theo chủ trương của Bộ GD- ĐT đã trở thành một bước đột phá mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể chất lượng học tập của học sinh, học sinh tích cực chủ động, tự chiếm lỉnh kiến thức trong việc học. Là kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

 Thông qua việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực HS trong giai đoạn hiện nay bản thân tôi rút ra được một số giải

pháp cơ bản sau:

 Bước vào năm học việc đầu tiên là rà soát năng lực của học sinh lớp mình. Nắm  bắt được tư tưởng, tình cảm của từng em; phân loại đối tượng: Bao nhiêu em đã mạnh dạn tự tin? Bao nhiêu em đã biết cách tự học, biết tính toán, biết vận dụng tốt, trình bày rõ ràng, em nào tính toán còn chậm hay còn rụt rè giao tiếp, tụ ti với bản thân.vv …để từ đó đưa ra những PPDH phù hợp, sát đúng với từng nhóm đối tượng nhằm phát huy các năng lực chung và năng lực học tập cho mọi đối tượng.

Các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

- Về mục tiêu: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế, kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.

+Ví dụ trong tiết kể chuyện: Để giúp các em nắm được nội dung câu chuyện, nắm được tâm trạng cảm xúc của các nhân vật có trong câu chuyện đó thì trong các tiết tập đọc tôi cho các nhóm luyện đọc nối tiếp, sau đó yêu cầu các em tiếp tục luyện đọc phân vai nhân vật. Đến phần kể chuyện các em hóa thân vào nhân vật để diễn tả đúng tâm trạng, nội dung câu chuyện phù hợp với nội dung, bối cảnh, diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Một số em trước đây rất ngại giao tiếp và thiếu tự tin khi đứng trước lớp, nhưng bây giờ đã mạnh dạn hơn và có thể cùng hoạt động với cả nhóm rất tốt. Nhóm nào làm tốt đều được động viên, khích lệ kịp thời, để tạo hứng thú cho các nhóm khác. Tất cả các phân cảnh đều được quay lại và gửi lên nhóm lớp cho các em xem rút kinh nghiệm đồng thời phụ huynh cũng tham gia góp ý để cùng giáo viên hỗ trợ các con trong những bài học tiếp theo. Hiệu ứng của việc làm này rất tốt, lan tỏa trong cộng đồng và đưa lại hiệu quả cao. Tiết học không còn cứng nhắc mà trở nên hào hứng. Tôi thấy vui vì điều đó.

      - Về nội dung dạy học: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh.

  • Trang bị năng lực ra đề thi kiểm tra theo 4 mức độ đảm bảo theo chuẩn kiến thức – kỹ năng.
  • Về Phương pháp dạy học: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hướng dẫn, học sinh tự lực tích cực lĩnh lội kiến thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp cho học sinh. Giáo viên cần phải biết sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong bài giảng; khai thác tối đa thiết bị dạy học hiện có của nhà trường như: trang thiết bị hiện đại, phòng máy vi tính, mạng wif, các thiết bị hỗ trợ để góp phần làm cho giờ học sinh động hơn,  khơi dậy sự hứng thú sáng tạo của mỗi học sinh.
  • Về hình thức tổ chức dạy học: Cần cho các em làm quen với các hoạt động xã hội, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo như trồng và chăm sóc vườn rau, vườn hoa…
  • Về đánh giá kết quả dạy học: Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, tuy nhiên cần có sự tiến bộ trong quá trình học tập, tôi chú trọng việc đánh giá thường xuyên để kịp thời khen thưởng, động viên khích lệ cho những em có cố gắng, đồng thời vinh danh cho những em biết vận dụng sáng tạo trong thực tế.

         Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ phản ảnh kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh mà còn tác động mạnh đến các khâu của quá trình dạy học. Vì vậy để thúc đẩy đổi mới PPDH không thể không đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

-  Giáo viên nên lựa chọn và xác định các nội dung, phương pháp kĩ thuật đánh giá sao cho phù hợp nhằm mục đích hỗ trợ học sinh học tập. Cung cấp thông tin phản hồi cho cả GV và HS. Tập trung vào những cái chưa hoàn thiện để tìm cách hỗ trợ học sinh. Tất cả những đánh giá thường xuyên đều thể hiện tính nhân văn ( chủ yếu là động viên, khuyến khích); tính tích cực ( biết cái đã đạt, cái chưa đạt, cách khắc phục điều chỉnh học); đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho hóc inh tiểu học theo mô hình trường học mới là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.

Kính thưa hội nghị!

    Trên đây là một số giải pháp thực hiện đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới. Mong quý vị đại biểu và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho bản tham luận hoàn thiện hơn.

  Cuối cùng  xin chúc  Trường TH Lộc Ninh năm học mới đạt được nhiều thành quả thắng lợi. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cám ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều

Nội dung đang cập nhật...

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 7
Tháng 04 : 157
Năm 2024 : 4.759